Thông thường USB, DVD hoặc môi trường WINPE là không thể thiếu để cài mới Windows 10 nhưng bằng thủ thuật này bạn có thể chẳng cần đến chúng nữa.
Chắc hẳn bạn đã từng cài đặt Windows 10 từ ổ cứng, USB, DVD nhưng luôn cần WinPE, với thủ thuật này thì đơn giản hơn rất nhiều.
Trong bài viết lần này, Maytinhkhoe sẽ hướng dẫn thủ thuật cài mới lại Windows 10 mà không cần dùng tới thiết bị hỗ trợ như USB, DVD hay đĩa cài Win PE. Thay vào đó sẽ sử dụng trực tiếp tính năng có sẵn trên Windows 10 là Command Promt tại phần Advanced Options. ÁP dụng cho cài mới Windows 10 từ ổ cứng cài Windows 10 cũ mà không cần Reset hoặc USB, DVD.
Bước 1: Xác định phân vùng (từ đây sẽ viết tắt là PV) máy tính
Bước này để cài đặt mới Windows 10 tránh nhầm lẫn lên một PV khác, gây mất dữ liệu, mất thời gian.
Thao tác:
- Mở hộp thoại Run (Windows+R), gõ diskmgmt.msc và ấn Enter.
Tại cửa sổ Disk Management, như máy tính của Khỏe thì bạn có thể thấy một 3 PV: PV quản lý quá trình khởi động (System Reserved), PV hệ thống (C:), PV lưu trữ (D:)
Bước 2: Chuẩn bị cài đặt Windows 10
Bước này nhằm chuẩn bị những tệp cần thiết để khởi động quá trình cài đặt Windows 10 từ ổ cứng mà không dùng tới thiết bị phụ trợ nào ngoài ổ cứng.
Thao tác:
- Tải file ISO Windows 10 chính thức từ Microsoft > Tạo một thư mục với tên bất kì (w10) ở PV khác PV hệ thống (D:) > Nhấp đúp chuột vào file ISO đã tải để mount ra ổ đĩa ảo > Truy cập ổ đĩa ảo, vào thư mục Sources, chép tệp install.wim vào thư mục w10 vừa tạo.
 |
Chép file install.wim từ ổ đĩa ảo chứa bộ cài Windows 10 |
 |
Dán vào thư mục mới trên PV khác PV hệ thống. |
Bước 3: Cài mới Windows 10
Chuẩn bị đã xong, bắt đầu thôi.
Thao tác 1: Mở Command Prompt:
- Nhấn Start > Power > Giữ Shift nhấn Restart > Chọn Troubleshooting > Advanced options > Command Prompt > Chờ máy tính khởi động lại > Chọn tài khoản đang sử dụng > Nhập mật khẩu tài khoản và chọn Continue > Màn hình Command Prompt xuất hiện.
 |
Nhấn Start, chọn Power, giữ Shift và nhấn Restart để vào giao diện Troubleshooting |
 |
Chọn Troubleshooting |
 |
Advanced options |
 |
Chọn Command Prompt |
 |
Chờ quá máy tính khởi động lại… |
 |
Lựa chọn tài khoản đăng nhập Windows 10 |
 |
Nhập mật khẩu nếu có của tài khoản trên. |
 |
Cửa sổ Command Prompt |
Thao tác 2: Sao lưu dữ liệu ở PV hệ thống:
Tại sao không làm trực tiếp trên Windows? Vì nếu gặp trường hợp Windows 10 bị lỗi không truy cập được, và cũng nhấn mạnh rằng có thể làm được trên Command Prompt, và với cách này vô cùng dễ dàng.
 |
Gõ notepad vào cửa sổ Command Prompt |
 |
Ctrl+O để mở cửa sổ Open. Thao tác như trên Windows |
- Gõ start notepad tại cửa sổ Command Prompt rồi nhấn Enter để mở trình soạn thảo Notepad.
- Gõ tổ hợp phím Ctrl + O để mở cửa sổ Open.
- Bạn hiểu ý tôi rồi chứ. Giờ thì thao tác như trên Windows thôi.
- Chọn This PC, truy cập PV hệ thống, chọn thư mục cần sao lưu, truy cập PV lưu trữ, dán vào.
Thao tác 3: Xác định lại PV máy tính
Vì trên môi trường này, PV sẽ có sự thay đổi kí tự đại diện, ví dụ ổ CD bổng được gán thành C:, ổ hệ thống sẽ tự động nhảy sang D: sẽ gây nhầm lẫn trong quá trình cài đặt.
Thao tác:
- Tại cửa sổ Command Prompt gõ diskpart > list volume > Xác định PV hệ thống và PV lưu trữ tệp cài đặt.
 |
Xác định phân vùng hệ thống tránh lầm lẫn đáng tiếc trong quá trình cài Windows 10 |
Thao tác 4: Format PV muốn cài Windows 10
Tại cửa sổ Command Prompt nhập:
select volume 2
format quick fs=ntfs label=”Windows”
assign letter=”E”
list volume
exit
 |
Format phân vùng sạch sẽ trước khi cài Windows 10 |
Thao tác 5: Giải nén tệp install.wim ở PV D vào PV E
 |
Giải nén tệp install.wim bằng Command Prompt |
- Gõ dòng lệnh sau vào cửa sổ Command Prompt, nhớ thay D và E bằng PV của máy tính bạn.
disk /apply-image /Imagefile:D:w10install.wim /index:1 /applydir:E:
Thao tác 6: Kích hoạt Boot vào PV quản lý quá trình khởi động
 |
Kích hoạt phân vùng System Reserved |
- Gõ dòng lệnh sau vào cửa sổ Command Prompt, nhớ thay E và C bằng PV của máy tính bạn.
E:windowssystem32bcdboot E:windows /s C:
- Nếu máy tính của bạn có phân vùng Recovery sao lưu khôi phục hệ thống thì thực hiện thao tác 7, nếu không thì bỏ qua tới luôn thao tác 8.
Thao tác 7: Tạo và kích hoạt Windows RE. Chỉ dành cho máy có PV khôi phục Recovery
 |
Nguồn: blogthuthuatwin10.blogspot.com |
- Tạo thư mục WindowsRE mới trong PV Recovery. Tại đây là PV F.
- md F:RecoveryWindowsRE
- Bỏ qua thông báo thư mục đã tồn tại. Tiếp tục chép tệp Winre.wim từ PV hệ thống E:
- xcopy /h E:windowssystem32recoverywinre.wim F:recoverywindowsre
- Gõ Y để xác nhận ghi đè. Tiếp tục kích hoạt Windows RE.
- E:Windowssystem32reagentc /SetReImage /path F:recoverywindowsre /target E:windows
Thao tác 8: Gõ exit thoát khỏi Command Prompt rồi chọn Continue ở màn hình Choose an options để kết thúc
 |
Sau khi gõ thoát Command Prompt, màn hình xanh xuất hiện, chọn Continue. |
 |
Windows 10 đã được cài đặt thành công. |
Vậy là bạn đã cài đặt mới thành công Windows 10 mà không dùng tới bất kì thiết bị hỗ trợ nào như USB, DVD rồi. Chia sẻ cảm nhận ở bên dưới nhé.