Toàn tập về ổ cứng máy tính HDD, SSD

Toàn tập về ổ cứng máy tính HDD, SSD

Nếu thắc mắc ổ cứng máy tính là gì, ổ cứng HDD, SSD là gì và so sánh ổ HDD vs SSD thì bài viết toàn tập về ổ cứng máy tính sau sẽ giải thích một cách đơn giản nhất cho bạn. Những thông tin về ổ cứng này cực kỳ hữu ích nếu bạn muốn thay thế ổ cứng hoặc tự build dàn máy tính.

Nếu muốn kể tên những thành phần quan trọng nhất của máy tính thì sau CPU, RAM chắc chắn sẽ là ổ cứng. Máy tính có thể thiếu bàn phím, màn hình, chuột hoặc thậm chí case máy tính. Tuy nhiên nếu thiếu một trong 3 linh kiện kể trên thì thiết bị sẽ không khởi động được. Về RAM và CPU thì Khỏe đã có bài viết về nó rồi, trong bài này mình sẽ chỉ tập trung giới thiệu ổ cứng máy tính thôi nhé.

Ổ cứng máy tính là gì?

Ổ cứng máy tính là linh kiện chịu trách nhiệm lưu trữ hầu hết các dữ liệu của máy tính. Trong đó bao gồm cả hệ điều hành và dữ liệu cá nhân của người dùng. Nếu không có ổ cứng, CPU sẽ không thể truy xuất dữ liệu và thực hiện các lệnh mà người dùng đưa ra. Và phải nhờ tới các thiết bị lưu trữ dữ liệu gắn ngoài như đĩa CD, USB và ổ cứng gắn ngoài.

Tại sao lại là hầu hết mà không phải là toàn bộ dữ liệu, đó là vì dữ liệu boot như BIOS (UEFI) sẽ được lưu trên ROM. Máy tính khỏe đã đề cập trong bài BIOS là gì, mời bạn tìm hiểu thêm.

Có mấy loại ổ cứng, phân loại ổ cứng máy tính

Cùng Máy Tính Khỏe điểm danh những loại ổ cứng hiện có tính tới 2018 nhé. Mình sẽ cập nhật bài viết ổ cứng máy tính này thường xuyên nên bạn có thể cập nhật tin tức mới nhất về linh kiện này.

Ổ cứng HDD

Ổ cứng HDD (Hard Drive Disk) hay còn gọi là ổ đĩa cứng vì bên trong có chưa nhiều đĩa từ xếp lớp. Các đĩa từ này có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu. Việc đọc và ghi dữ liệu do một chiếc cần đặc biệt thực hiện. Kết hợp sự quay vòng của đĩa từ mà ghi dữ liệu lên khắp bề mặt của đĩa. Chiếc cần đọc ghi này để truy xuất dữ liệu chính xác cần điều chỉnh sao cho đúng vị trí trước. Sau đó mới bắt đầu công việc. Vì vậy sẽ mất thời gian chờ đợi hơn.

Đây là ổ cứng phổ biến nhất hiện này vì giá thành rẻ, thường được tích hợp trong các máy tính mua sẵn. Có thể thực hiện đọc, ghi dữ liệu nhiều lần vì tuổi thọ dài. Tuy nhiên tốc độ truy xuất ở mức độ trung bình.

Ổ cứng SSD

Ổ cứng SSD (Solid State Drive) là ổ cứng nguyên khối, không có thành phần chuyển động như HDD. Việc lưu trữ dữ liệu được thực hiện trên các cụm chất bán dẫn. Tại đây dữ liệu dạng nhị phân sẽ được lưu với hai hình thức tắt, mở của chất bán dẫn. SSD vì không có thành phần chuyển động nên loại bỏ hoàn toàn thời gian chờ. Ngoài ra, thiết kể của SSD rất giống với RAM. Khác nhau ở điểm RAM sẽ mất dữ liệu khi tắt máy còn SSD thì không.

Ổ cứng SSD cho tốc độ tuyệt vời, có thể nhanh hơn HDD tới 3 lần. Từ đó CPU xử lý cũng nhanh hơn, RAM lưu trữ nhanh hơn và máy tính mặc nhiên sẽ được tăng tốc đáng kể. Nhược điểm chính của loại đĩa cứng này là giá thành còn khá cao. Ngoài ra, tuổi thọ của SSD cũng không cao như HDD và thường được tính trong khoảng vài năm. Khỏe có đề cập cách nhận biết ổ cứng SSD sắp hỏng để phòng tránh. Bạn có thể tìm hiểu thêm bằng cách nhấn vào liên kết trên.

Ổ cứng gắn ngoài HDD, SSD hoặc USB

Về chức năng chúng hoàn toàn giống với ổ cứng gắn trong. Khác nhau là ở cổng giao tiếp khi thay vì sử dụng các cổng IDE thì chúng dùng cổng USB. Từ đó tốc độ truy xuất của ổ cứng sẽ bị giảm đi, thử nghiệm của Khỏe cho thấy giảm đi 20%.

Bù lại, các loại ổ cứng này có đặc điểm là có thể tháo rút dễ dàng và mang đi nhiều nơi. Đây là giải pháp cho người dùng phải di chuyển nhiều hoặc cần không giao lưu trữ bên ngoài để sao lưu.

So sánh HDD vs SSD

Để tìm hiểu kỹ hơn bạn có thể xem thêm bảng so sánh chi tiết ổ cứng HDD vs SSD sau.

Tính năng Ổ cứng HDD Ổ cứng SSD
 Điện năng tiêu thụ  Nhiều, khoảng 6 – 7 watt.  Ít, khoảng 2 – 3 watt.
 Chi phí, giá tiền trên dung lượng  Đắt, từ 0.2 USD cho một gigabyte.  Rẻ, từ 0.03 USD cho một gigabyte.
 Dung lượng tối đa hiện tại  500 GB cho laptop,  4 TB cho máy bàn.  2 TB cho laptop, 10 TB cho máy bàn.
 Thời gian khởi động HĐH  Khoảng 10 – 15 giây.  Khoảng 30 – 120 giây.
 Tiếng ồn  Không có tiếng ồn.  Có cần đọc ghi nên gây tiếng ồn.
 Tỷ lệ hư hỏng/ Tuổi thọ  Khoảng 0.5 triệu giờ làm việc.  Từ 0.1 triệu, tùy vào dung lượng.
 Tốc độ đọc, ghi (I/O rate)  Từ 50 – 120 MB/s.  Từ 200 – 550 MB/s.
 Hiệu ứng nam châm  Sẽ mất dữ liệu nếu tiếp xúc với nam châm hoặc chịu ảnh hưởng bởi hiệu ứng nam châm gây ra.  Không ảnh hưởng.
 Thích hợp lưu trữ tệp tin lớn  Thích hợp.  Không thích hợp.

Không có gì là hoàn hảo, vì vậy tùy thuộc vào bạn mà chọn ổ cứng máy tính phù hợp. Dưới đây Máy Tính Khỏe sẽ hướng dẫn cách chọn ổ cứng máy tính sao cho phù hợp nhất.

Cách chọn ổ cứng máy tính phù hợp

Nếu muốn nâng cấp ổ cứng, thay mới ổ cứng hay mua ổ cứng mới để tự build dàn máy. Trước tiên bạn nên xem qua những cách chọn ổ cứng máy tính phù hợp dưới đây.

Nhu cầu người dùng

Đây là tiêu chí chọn mua ổ cứng máy tính quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm. Tránh trường hợp mua ổ cứng không đáp ứng được nhu cầu công việc. Hoặc mua loại giá cực cao nhưng lại không dùng hết khả năng khiến lãng phí tài nguyên.

  • Đối với người dùng văn phòng, sinh viên

Nội dung lưu trữ chính trong ổ cứng sẽ là văn bản, file excel hoặc hình ảnh. Đây là dữ liệu có kích thước nhỏ, không sử dụng nhiều dung lượng ổ cứng. Tốc độ truy xuất cũng không là vấn đề chính nên có thể tiết kiệm bằng cách chọn ổ cứng HDD gắn trong. Giá sẽ từ 700.000 đồng cho loại 320 GB bộ nhớ.

Nếu muốn có tốc độ cao hơn nhưng chi phí không tăng quá nhiều thì nên tăng số vòng quay của ổ cứng, từ loại 5400 vòng / phút lên 7200 vòng / phút. Giá tiền từ 1.100.000 đồng cho loại 320 GB bộ nhớ.

  • Đối với game thủ online, giải trí đơn giản

Nội dung lưu trữ chính sẽ là tệp tin game, trình duyệt  và các chương trình phát nhạc, video. Ngoài ra còn có thể bao gồm nhạc, phim, hình ảnh được lưu trữ. Vì vậy, bạn có thể chọn dựa trên điều kiện của bản thân giữa ổ cứng HDD 7200 rpm với ổ SSD. Giá sẽ chênh lệch từ 300 – 500.000 đồng.

  • Đối với game thủ offline, xử lý đồ họa nhiều

Với người dùng có nhu cầu xử lý đồ họa nhiều thì tốt nhất nên có hai ổ cứng. Một ổ cứng SSD dung lượng nhỏ lưu trữ hệ điều hành và các phần mềm thường dùng như Photoshop, Premier, After Affect,… Một ổ cứng HDD dung lượng khoảng 1 TB để lưu lại kết quả công việc. Bạn cần đọc qua các lưu ý khi dùng ổ cứng SSD để kéo dài tuổi thọ thiết bị tối đa.

Như vậy, bạn sẽ vừa tối ưu được hiệu suất làm việc cũng vừa kéo dài tuổi thọ cho ổ cứng SSD. Tuy giá thành có thể độn lên từ 500.000 tới 1 triệu đồng nhưng với nhu cầu cao thì không thành vấn đề lắm.

  • Đối với người dùng lưu trữ lớn và cần di chuyển nhiều

Bạn sẽ có hai lựa chọn là ổ cứng di động cũng hoặc lưu trữ online ở Google Drive vs OneDrive. Với dịch vụ lưu trữ online, dung lượng miễn phí lên tùy dịch vụ có thể từ 5 – 15 GB. Mua thêm từ 2 USD / tháng cho 1 TB lưu trữ. Lợi ích là bạn có thể truy cập ở bất kỳ đâu miễn có internet mà không cần đem theo linh kiện gì.

Với ổ cứng gắn ngoài, bạn có thể làm việc trong mọi trường hợp. Dung lượng lớn và bạn chỉ cần phải trả tiền 1 lần để sử dụng trọn đời. Nếu bạn chấp nhận được việc luôn phải cầm theo 1 vật vài trăm gram thì bạn có thể tiết kiệm hơn khi chọn cách này.

Thương hiệu

Một số thương hiệu ổ cứng máy tính nổi tiếng hiện nay bao gồm WD, Sandisk, Samsung. Mình sẽ cập nhật link mua ổ cứng giá rẻ để bạn đọc có thể có nhiều lựa chọn tốt nhất.

Khỏe đánh giá

Trên đây là thông tin toàn tập về ổ cứng máy tính dành cho bạn. Mong rằng qua bài viết trên thì bạn có thể hiểu được ổ cứng máy tính là gì. Phân biệt được ổ cứng HDD vs SSD và chọn được ổ cứng phù hợp với mình nhất. Mọi ý kiến, thắc mắc hoặc tư vấn bạn có thể bình luận bên dưới. Máy Tính Khỏe sẽ hỗ trợ ngay. Cũng đừng bỏ qua các bài viết khác trong series Phần cứng cơ bản này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *